Có một sự thật đằng sau việc uống sữa bò
Gần đây, lá thư của một cô giáo xứ Nghệ gửi tới chủ tịch tập đoàn TH True Milk đang làm xôn xao cư dân mạng.Nội dung lá thư như sau:
"Tôi gửi bài viết này lên face book như một lời kêu cứu của hàng nghìn người dân chúng tôi đang phải mang khẩu trang khi ngủ. Mong rằng các bạn hãy tiếp thêm sứ mạnh để bài viết này có thể tới tận tay người cần tới và hy vọng sẽ có một phép nhiệm màu để cứu rồi những con người hàng ngày đối diện với ranh giới sinh tử. Xin chân thành cảm ơn! “
Đông Lâm ,2h sáng ngày 18/4/2014. Gứi cô Thái Thị Hương_ chủ tịch tập đoàn TH true milk! Thật thất lễ khi chưa một lần gặp mặt cũng như chưa nói chuyện với cô lần nào mà lại gửi bức tâm thư này tới cô. Xin cho cháu xưng hô là vậy bởi cháu năm nay 25 tuổi và đang là 1 giáo viên nên phần nào hiểu về cái quyền tự do ngôn luận. Hẳn là cô sẽ rất thắc mắc khi tại sao cháu lại nhắc tới quyền tư do ngôn luận ở đây ? Bởi lẽ cô hàng xóm – một “dân đen” đúng nghĩa cũng chỉ vì muốn đòi lại quyền lợi khi bị tước đoạt đất đai mà kết quả lại bị tước đoạt quyền công dân khi phải chịu án trong nhà đá nên cháu hy vọng nhưng điều cháu tâm sự sẽ không có kết cục như trên.
Cô Hương thân mến! cháu là người con sinh ra và lớn lên tại môt vùng quê mà trước đây cháu còn nghĩ nếu ở thời chiến tranh thì đây chính là nơi trú ẩn an toàn bởi vì nơi đây bạt ngàn những rừng cao su, rừng tràm, cà phê, cam, mía….và bao quanh là dòng sông nhỏ. Thế nhưng giờ đây mọi nơi đều được trải bê tông để nhường chỗ cho nhưng chú bò nhập ngoại trú ngụ và những nhà máy hoạt động liên tục 24h. cũng chẳng hiểu sao xóm cháu “được”chọn là nơi xây dựng nhà điều hành, lại thêm những trại bò sữa vây quanh, cùng với một trung tâm thức ăn đồ sộ phục vụ cho một trang trại bò sữa có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Hẳn cô đã phần nào hiểu tại sao cháu không gửi thư cho ai khác mà lại chọn cô _ Người đứng đầu tập đoàn sữa TH true milk. Cháu không viết thư để đòi lại những vườn cam, vườn cao su, vườn mía ……..mà giờ đây bê tông đã trải kín nền, không còn nghĩ đến chuyện người dân xóm cháu thức ngày đêm để đòi quyền bồi thường thỏa đáng, cũng không than vãn hộ chị gái hằng đêm phải trốn hai đứa con nhỏ lúc hai giờ sáng để đi làm kịp ca đặc biệt là những ngày đông giá rét mà lương cơ bản hàng tháng vẫn chỉ 2 triệu đồng, không còn thắc mắc chuyện dân cháu mỗi ngày 24 tiếng đều đặn phải nghe những âm thanh ồn ào của máy móc , của xe tải…….. và những tiếng la hét của đàn bò, lại càng không muốn khóc lóc mà khiếu nại chuyện những chuyến xe chở chất thải cứ tung tăng chạy trên đường để rồi những người tham gia giao thông cùng như cháu lại có những hôm đang trên đường đi làm phải trở về vì phân thải dội khắp người, hậu quả là học sinh nhao nhác chờ cô còn cháu thì chỉ dám nói lí nhí với thầy hiệu trưởng cái lí do đi dạy muộn mà nghe xong chắc ai cũng phải bịt mũi.
Mà nói thật là cũng từ sau cái chuyện ấy cháu lại dạy thêm cho học sinh một văn hóa ửng xử trong giao thông là chữ “ nhường” , để thực hiện chữ “ nhường” đó thì mỗi lần gặp những xe trọng tải lớn của TH là cháu cứ phải tấp hẳn xe vào lề đường rồi nín thở chờ họ đi qua . Ấy vậy mà dù có nép theo chiều thẳng đứng với cột mốc thì mạng sống cũng chỉ xem như trò đùa, khi chiếc xe tải chở phân vẫn lao hầm hập như không phanh và cố tình đánh lái để có thể lao vào trực diện thế rồi tay lái xe có vẻ như đang thể hiện trình độ lái xe của mình khi phanh két trước mặt ,rồi từ từ mở cửa xe hỏi một câu rất chi là lịch sự : “ Đi làm về hả em?”(chắc xe này mua phí bảo hiểm cao lắm)…….và còn lắm lắm những điều mà lúc này đúng 2h30p cháu suy nghĩ tới bởi cho dù đã bịt khẩu trang thì cháu vẫn không tài nào ngủ được khi tất cả mùi hôi thối từ trại bò cứ thi nhau luồn lách để vào trong tận màng phổi.
Cháu nghĩ tới căn bệnh ung thư phổi mà Bố cháu đã chịu đựng và không gào thét bắt TH phải trả lại mạng sống cho Bố cháu, cho Bác ruột của cháu, những người hàng xóm của cháu lần lượt ra đi vì căn bệnh ung thư. Nhưng cháu không thể cầm lòng khi giờ đây những người xung quanh cháu đang thoi thóp từng ngày mong chờ được thêm cơ hội sống dù ai cũng biết là vô vọng. Bác Hồ đã từng nói: “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc”và khi cận kề cái chết thì niềm khao khát được sống lại lớn lao hơn cả. Bởi cách đây không lâu khi chứng kiến Bố chịu đựng những cơn đau giằng xé nội tạng mà không một lời than vãn,suốt 3 tháng ròng chỉ ngồi mà không thể nằm nhưng không muốn tiêm thuốc giảm đau vì Bố nghĩ nếu tiêm thuốc đó thì sẽ mất hết hy vọng và gia đình cháu cũng mong lắm điều diệu kì.
Đông Lâm ,2h sáng ngày 18/4/2014. Gứi cô Thái Thị Hương_ chủ tịch tập đoàn TH true milk! Thật thất lễ khi chưa một lần gặp mặt cũng như chưa nói chuyện với cô lần nào mà lại gửi bức tâm thư này tới cô. Xin cho cháu xưng hô là vậy bởi cháu năm nay 25 tuổi và đang là 1 giáo viên nên phần nào hiểu về cái quyền tự do ngôn luận. Hẳn là cô sẽ rất thắc mắc khi tại sao cháu lại nhắc tới quyền tư do ngôn luận ở đây ? Bởi lẽ cô hàng xóm – một “dân đen” đúng nghĩa cũng chỉ vì muốn đòi lại quyền lợi khi bị tước đoạt đất đai mà kết quả lại bị tước đoạt quyền công dân khi phải chịu án trong nhà đá nên cháu hy vọng nhưng điều cháu tâm sự sẽ không có kết cục như trên.
Cô Hương thân mến! cháu là người con sinh ra và lớn lên tại môt vùng quê mà trước đây cháu còn nghĩ nếu ở thời chiến tranh thì đây chính là nơi trú ẩn an toàn bởi vì nơi đây bạt ngàn những rừng cao su, rừng tràm, cà phê, cam, mía….và bao quanh là dòng sông nhỏ. Thế nhưng giờ đây mọi nơi đều được trải bê tông để nhường chỗ cho nhưng chú bò nhập ngoại trú ngụ và những nhà máy hoạt động liên tục 24h. cũng chẳng hiểu sao xóm cháu “được”chọn là nơi xây dựng nhà điều hành, lại thêm những trại bò sữa vây quanh, cùng với một trung tâm thức ăn đồ sộ phục vụ cho một trang trại bò sữa có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Hẳn cô đã phần nào hiểu tại sao cháu không gửi thư cho ai khác mà lại chọn cô _ Người đứng đầu tập đoàn sữa TH true milk. Cháu không viết thư để đòi lại những vườn cam, vườn cao su, vườn mía ……..mà giờ đây bê tông đã trải kín nền, không còn nghĩ đến chuyện người dân xóm cháu thức ngày đêm để đòi quyền bồi thường thỏa đáng, cũng không than vãn hộ chị gái hằng đêm phải trốn hai đứa con nhỏ lúc hai giờ sáng để đi làm kịp ca đặc biệt là những ngày đông giá rét mà lương cơ bản hàng tháng vẫn chỉ 2 triệu đồng, không còn thắc mắc chuyện dân cháu mỗi ngày 24 tiếng đều đặn phải nghe những âm thanh ồn ào của máy móc , của xe tải…….. và những tiếng la hét của đàn bò, lại càng không muốn khóc lóc mà khiếu nại chuyện những chuyến xe chở chất thải cứ tung tăng chạy trên đường để rồi những người tham gia giao thông cùng như cháu lại có những hôm đang trên đường đi làm phải trở về vì phân thải dội khắp người, hậu quả là học sinh nhao nhác chờ cô còn cháu thì chỉ dám nói lí nhí với thầy hiệu trưởng cái lí do đi dạy muộn mà nghe xong chắc ai cũng phải bịt mũi.
Mà nói thật là cũng từ sau cái chuyện ấy cháu lại dạy thêm cho học sinh một văn hóa ửng xử trong giao thông là chữ “ nhường” , để thực hiện chữ “ nhường” đó thì mỗi lần gặp những xe trọng tải lớn của TH là cháu cứ phải tấp hẳn xe vào lề đường rồi nín thở chờ họ đi qua . Ấy vậy mà dù có nép theo chiều thẳng đứng với cột mốc thì mạng sống cũng chỉ xem như trò đùa, khi chiếc xe tải chở phân vẫn lao hầm hập như không phanh và cố tình đánh lái để có thể lao vào trực diện thế rồi tay lái xe có vẻ như đang thể hiện trình độ lái xe của mình khi phanh két trước mặt ,rồi từ từ mở cửa xe hỏi một câu rất chi là lịch sự : “ Đi làm về hả em?”(chắc xe này mua phí bảo hiểm cao lắm)…….và còn lắm lắm những điều mà lúc này đúng 2h30p cháu suy nghĩ tới bởi cho dù đã bịt khẩu trang thì cháu vẫn không tài nào ngủ được khi tất cả mùi hôi thối từ trại bò cứ thi nhau luồn lách để vào trong tận màng phổi.
Cháu nghĩ tới căn bệnh ung thư phổi mà Bố cháu đã chịu đựng và không gào thét bắt TH phải trả lại mạng sống cho Bố cháu, cho Bác ruột của cháu, những người hàng xóm của cháu lần lượt ra đi vì căn bệnh ung thư. Nhưng cháu không thể cầm lòng khi giờ đây những người xung quanh cháu đang thoi thóp từng ngày mong chờ được thêm cơ hội sống dù ai cũng biết là vô vọng. Bác Hồ đã từng nói: “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc”và khi cận kề cái chết thì niềm khao khát được sống lại lớn lao hơn cả. Bởi cách đây không lâu khi chứng kiến Bố chịu đựng những cơn đau giằng xé nội tạng mà không một lời than vãn,suốt 3 tháng ròng chỉ ngồi mà không thể nằm nhưng không muốn tiêm thuốc giảm đau vì Bố nghĩ nếu tiêm thuốc đó thì sẽ mất hết hy vọng và gia đình cháu cũng mong lắm điều diệu kì.
Cho tới hôm nay,một lần nữa chứng kiến cảnh bác xóm trưởng bị căn bệnh ung thư gan hành hạ, chị hàng xóm lại nhận kết quả dương tính với căn bệnh ung thư tử cung, bác bí thư chi bộ bị u não, cô gần nhà lại mắc bệnh hiểm nghèo…lúc nghe tin mà người như rụng rời bởi nỗi đau này cháu và gia đình đã từng chịu đựng,tới nỗi ông nội cháu _ người đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến Pháp – Mỹ _ là một trong những người đầu tiên khai hoang mảnh đất này lại phải đau xót mà thốt lên rằng : “ trời ơi TH đã cướp mất hai người con tôi” khi hai năm liền ông lần lượt chứng kiến hai người con từ giã cõi đời.
Thực lòng cháu không muốn đổ lỗi cho ai nhưng giờ đây nơi cháu ở là một dòng sông chứa đầy chứa đầy chất thải của bò bao quanh phía Đông, là một con đập chứa nước mà mỗi mùa mưa lũ những hồ chứa phân vỡ ra và rồi nó hứng chịu cứ thế ngấm vào nguồn nước ngầm của nhà dân lại nằm ở phía Tây, là những trại bò sữa giáp với khu dân cư trải dài ở phía Nam và một khu trung tâm thức ăn với đủ các loại mùi hôi thối nồng nặc án ngự phía Bắc.
Đã bao giờ cô phải mắc màn để ăn cơm chưa ạ ? dân chũng cháu phải mắc màn mỗi khi ăn cơm vì quá nhiều ruồi từ các trại bò xâm nhập, ấy vậy nên cô lại có chương trình cấp cho mỗi hộ dân xóm bên cạnh 200 trăm nghìn đồng để mua thuốc diệt ruồi còn xóm cháu cứ thế mà chịu. Kể ra có lẽ cũng chẳng ai tin khi người dân hằng đêm phải mang khẩu trang đi ngủ nhưng lại có thật tại nơi đây. Có thể chúng cháu đã biết đến cuộc đời 25 năm nay, nhưng còn những em nhỏ _một thế hệ tương lai đang hàng ngày, hàng giờ phải sống trong một môi trường quá ô nhiễm. Liệu các em có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác ? Hãy thử đặt mình trong hoàn cảnh đó và liệu mình có thể để yên như vậy khi hàng ngày chứng kiến người thân của mình ra đi hay không.
Thiết nghĩ , cô cho xây dựng một số đền miếu ,lại hay lập đàn cầu siêu …..vậy tại sao không tạo thật nhiều ân phúc. Cô tin vào thuyết “ Duy tâm” liệu cô có tin vào hai chữ “ Quả báo”? Đến bây giờ điều cháu mong muốn nhất đó là cô hãy thực hiện những lời hứa với người dân mà hơn 4 năm qua cô đã lỡ hẹn. Dân chúng cháu cần lắm những tấm lòng biết cảm thông , chia sẻ và có trách nhiệm với hàng nghìn con người đang ngày đêm đối diện với tử thần. Kính thư! Hoàng Thị Trâm”.
Thực lòng cháu không muốn đổ lỗi cho ai nhưng giờ đây nơi cháu ở là một dòng sông chứa đầy chứa đầy chất thải của bò bao quanh phía Đông, là một con đập chứa nước mà mỗi mùa mưa lũ những hồ chứa phân vỡ ra và rồi nó hứng chịu cứ thế ngấm vào nguồn nước ngầm của nhà dân lại nằm ở phía Tây, là những trại bò sữa giáp với khu dân cư trải dài ở phía Nam và một khu trung tâm thức ăn với đủ các loại mùi hôi thối nồng nặc án ngự phía Bắc.
Đã bao giờ cô phải mắc màn để ăn cơm chưa ạ ? dân chũng cháu phải mắc màn mỗi khi ăn cơm vì quá nhiều ruồi từ các trại bò xâm nhập, ấy vậy nên cô lại có chương trình cấp cho mỗi hộ dân xóm bên cạnh 200 trăm nghìn đồng để mua thuốc diệt ruồi còn xóm cháu cứ thế mà chịu. Kể ra có lẽ cũng chẳng ai tin khi người dân hằng đêm phải mang khẩu trang đi ngủ nhưng lại có thật tại nơi đây. Có thể chúng cháu đã biết đến cuộc đời 25 năm nay, nhưng còn những em nhỏ _một thế hệ tương lai đang hàng ngày, hàng giờ phải sống trong một môi trường quá ô nhiễm. Liệu các em có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác ? Hãy thử đặt mình trong hoàn cảnh đó và liệu mình có thể để yên như vậy khi hàng ngày chứng kiến người thân của mình ra đi hay không.
Thiết nghĩ , cô cho xây dựng một số đền miếu ,lại hay lập đàn cầu siêu …..vậy tại sao không tạo thật nhiều ân phúc. Cô tin vào thuyết “ Duy tâm” liệu cô có tin vào hai chữ “ Quả báo”? Đến bây giờ điều cháu mong muốn nhất đó là cô hãy thực hiện những lời hứa với người dân mà hơn 4 năm qua cô đã lỡ hẹn. Dân chúng cháu cần lắm những tấm lòng biết cảm thông , chia sẻ và có trách nhiệm với hàng nghìn con người đang ngày đêm đối diện với tử thần. Kính thư! Hoàng Thị Trâm”.
Nguồn: Báo du học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét